NÊN HỌC KIỂU BƠI NÀO TRƯỚC?
30 Tháng Mười, 2021
HỌC BƠI Ở QUẬN 4
30 Tháng Mười, 2021

Bơi sải | Kỹ thuật bơi sải chuẩn | Hướng dẫn cách bơi sải nhanh nhất

Trong tất cả các loại bơi thì bơi sải được xem là nền tảng cơ bản nhất giúp bạn học tốt những kiểu bơi khác như bơi bướm, bơi ếch,… Bơi sải rất phổ biến, kỹ thuật khá dễ học và cũng là kiểu bơi nhanh nhất trong tất cả các loại bơi. Vậy bơi sải là gì? Các kỹ thuật bơi sải ra sao? Tác dụng với sức khỏe như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Bơi sải là gì? Tác dụng của bơi sải 

► Bơi sải là gì?

Bơi sải hay còn được gọi là bơi trườn sấp có tên tiếng Anh là Freestyle stroke

Bơi sải hay còn được gọi là bơi trườn sấp có tên tiếng Anh là Freestyle stroke. Đây là kiểu bơi nhanh nhất trong tất cả các kiểu bơi.

“Người bơi sử dụng 2 tay quạt liên tục so le về phía trước, gạt nước về phía sau làm động lực chính đưa cơ thể tiến lên. Thân hình giữ thẳng, không lên xuống như bơi ếch, bơi bướm. Đôi chân vẫy so le, với hình thức gần như giữ thẳng gối, duỗi thẳng 2 bàn chân, biên độ góc gấp thay đổi ít. Khi bơi trườn sấp nhẹ nhàng, tác dụng của nhịp đập chân thường nhỏ, phần lớn để giữ cho phần thân sau được nổi, giữ toàn bộ thân thể thẳng hàng, gần như ngang với mặt nước” – Theo Wiki.

► Bơi sải có tác dụng gì?

Bơi sải giúp bạn có được một thân hình dẻo dai, săn chắc với sải vai thu gọn, vòng ngực nở nang, cùng đôi chân thon dàiCác tác dụng của bơi sải với cơ thể như: – Kỹ thuật bơi sải được xem là nền tảng để bạn học những kiểu bơi còn lại như bơi bướm, bơi ngửa,… – Đây là cách nhanh nhất để cải thiện thể lực tổng thể, tăng sức bền và giúp các hệ cơ quan làm việc có hiệu quả hơn

2. Các kỹ thuật bơi sải – Hướng dẫn bơi sải chuẩn nhất

Bơi sải đúng kỹ thuật là điều được quan tâm hàng đầu. Vậy những kĩ thuật bơi sải đó là gì?

► Kỹ thuật bơi sải chuẩn (bơi sải đúng cách)

– Giai đoạn 1: Tập chân trườn sấp trên cạn

Giai đoạn 1: Tập chân trườn sấp trên cạn + Ngồi lên thành hồ bơi, người hơi ngả về sau, 2 chân duỗi thẳng + Nâng lên và đập xuống liên tục cho đến khi thành thục Lưu ý: luôn giữ gối thẳng trong quá trình thực hiện động tác này. – Giai đoạn 2: Tập chân trườn sấp dưới nước

Giai đoạn 2: Tập chân trườn sấp dưới nước + Nằm sấp trên mặt nước, 2 tay nắm thành bể đồng thời duỗi thẳng 2 tay, 2 chân + Đập chân trườn sấp liên tục như đã được tập ở trên cạn, cho đến khi thuận thục và quen với môi trường nước. Các động tác cần phải nhịp nhàng, mềm dẻo. + Đập chân trườn sấp với ván và bơi theo chiều ngang thành bể. Cố gắng duy trì cho mực nước ở ngang bụng hoặc ngực. Lưu ý: luôn giữ gối thẳng trong quá trình thực hiện động tác. + Duỗi thẳng 2 tay về phía trước, lướt trên nước khoảng 1m rồi đập chân trườn sấp theo chiều ngang của bể. Tập nhiều lần cho đến khi thuần thục. – Giai đoạn 3: Tập sải tay trên cạn

Giai đoạn 3: Tập sải tay trên cạn Các tập bơi sải ở giai đoạn này là bạn nên tập trườn sấp cho từng tay một. + Với tay phải: đứng chân trái lên trước, chân phải ra sau. Tiếp theo, đặt tay trái lên đầu gối trái, người hơi khom về phía trước. Sau đó, đưa tay phải thẳng về phía trước và bắt đầu quạt nước sườn sấp bằng tay phải. + Với tay trái: đứng chân phải lên trước, tay phải đặt lên đầu gối phải, người hơi khom về phía trước và quạt nước trườn sấp bằng tay trái. Trong khi quạt nước, bàn tay hơi khum lại như hình cái thìa và luôn khép kín. Cứ hết một chu kỳ: tỳ nước, kéo nước, đẩy nước thì đổi tay. – Giai đoạn 4: Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở trên cạn

Giai đoạn 4: Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở trên cạn + Đứng hơi khom người về phía trước, hai tay bạn quạt nước liên tục, đồng thời luân phiên nghiêng người qua 2 bên, nhấc chân ra phía sau giống như đang đập chân trườn sấp. + Khi nghiêng người qua bên nào thì nhấc chân bên đó ra phía sau, đồng thời nâng cao khuỷu tay một cách thoải mái để chuẩn bị động tác vào nước. Cần xác định được bên thuận khi nghiêng đầu để mỗi lần nghiêng đầu qua bên đó là bạn phải há miệng và hít hơi vào, khi úp mặt xuống thì thổi bọt khi ra giống như thổi bong bóng vậy. – Giai đoạn 5: Tập sải tay dưới nước phối hợp thở

Giai đoạn 5: Tập sải tay dưới nước phối hợp thở + Đứng dưới bể bơi sao cho mực nước ở ngang ngực. Người hơi khom về phía trước một chút, dùng 2 tay luân phiên quạt nước. Khi cảm thấy sức nặng và muốn tiến người về phía trước càng nhiều thì càng tốt. + Khi úp mặt xuống nước thì bạn thổi bọt khí ra, khi nghiêng đầu qua bên thuận thì há miệng hít không khí vào bằng cả mũi và miệng. – Giai đoạn 6: Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở dưới nước

Giai đoạn 6: Tập chân, tay trườn sấp phối hợp thở dưới nước + Lướt nước khoảng 1m rồi bơi. Lúc này chân, tay phối hợp với nhau và hít thở nhịp nhàng. Khi mới tập bơi thì chỉ nên bơi qua lại theo chiều ngang bể bơi để tránh đuối sức. + Tập bơi thật nhiều lần và thường xuyên cho tới khi bơi được nhanh, dứt khoát và động tác thật thanh thoát, thuần thục. 

► Cách thở khi bơi sải

Cách thở khi bơi sải như thế nào?– Tư thế đầu: xoay nhẹ, lưu ý không nhấc lên hẳn khỏi mặt nước – Thực hiện hít vào sớm khi tay thực hiện động tác trả về trước cùng bên xoay đầu – Tiến hành thở ra trong đoạn vào nước và kéo nước – Thực hiện hít vào bằng miệng trong 1 giây và thở ra bằng cả mũi và miệng trong 3 giây

3. Học cách bơi sải nhanh nhất – Kỹ thuật bơi sải nhanh

Phương pháp bơi sải đúng kỹ thuật, đúng phương pháp và nhanh đó là biết phối hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác của tay, chân với nhịp thở. Đồng thời phải thực hiện liên tục các kỹ thuật bơi sải chuẩn: 2 chân đập nước, 2 tay quạt nước và vươn người lướt nhanh về phía trước.Để có thể áp dụng cách bơi sải nhanh nhất, bạn cần nắm vững những kỹ thuật bơi cơ bản. Tiếp đó, cần tránh các động tác có thể gây mệt, khiến cơ thể phải “nghỉ” thường xuyên khi đang bơi. 

► Cách học bơi sải nhanh, hướng dẫn bơi sải không mệt

Cách học bơi sải nhanh, hướng dẫn bơi sải không mệtĐể bơi sải nhanh, bơi đường dài không mệt thì bạn cần có một phương pháp luyện tập khoa học với những động tác chính xác tuyệt đối. Dưới đây là kỹ thuật bơi sải nhanh đang được nhiều người học. – Luôn giữ cơ thể nổi ngang với mặt nước + Nhìn thẳng mặt xuống đáy bể khi bơi + Giữ mắt vuông góc với đáy bể – Thực hiện động tác quạt tay đúng kỹ thuật + Khi bơi, các ngón tay phải chụm lại giống như mũi tên + Đặt cùi chỏ cao hơn mặt nước + Cổ tay hơi co trước bắt đầu đè nước – Ngoi đầu lên đúng cách + Để không tạo thêm lực cản và không làm cơ thể nhanh bị đuối thì bạn nên thực hiện ngoi đầu về bên tay thuận. + Nghiêng người sang bên phải một góc khoảng 45 độ so với mặt nước khi tay trái chìm dưới nước – Thực hiện động tác đạp chân đúng kỹ thuật + Không nên đạp chân quá mạnh hoặc quá nhiều vì sẽ làm cơ thể nhanh bị mất sức và dễ bị chuột rút. + Nên đạy chân vừa phải, từ từ khi mới bắt đầu sau đó tăng dần tốc độ – Kết hợp các động tác tay – chân với nhịp thở dưới nước đúng kỹ thuật Khi ở dưới nước sẽ có thêm lực cản của nước nên bạn phải tập cách thở kết hợp với các động tác thật nhuần nhuyễn khi ở trên cạn rồi mới xuống nước. 

► Các lỗi thường gặp khi học bơi sải nhanh

Các lỗi thường gặp khi học bơi sải nhanh

Trong quá trình học bơi nhanh, bạn dễ mắc phải một số lỗi như sau:- Chân đạp liên tục với cường độ mạnh – Khuỷu tay đặt quá thấp so với mặt nước – Không giữ nhịp thở đều – Cơ thể không ở tư thế thẳng, thuôn dòng khi đang bơi >> Xem thêm: 08 Tiêu chuẩn Thiết kế bể bơi công cộng theo Luật Quy chuẩn kỹ thuật

 

4. Học bơi sải ở đâu tốt nhất? Cách chọn bể bơi tốt và phù hợp 

► Học bơi sải ở đâu tốt?

Hiện nay có rất nhiều nơi dạy bơi sải cho cả trẻ em và người lớn

Trước khi quyết định học bơi ở đâu thì bạn cần xác định điều kiện của bản thân như thời gian, tiền bạc, khoảng cách từ nhà tới bể bơi,…để lựa chọn cho mình bể phù hợp nhất.

Sau đây là một số gợi ý về những bể bơi tại Hà Nội giúp bạn học bơi sải nhanh và hiệu quả.

– Bể bơi Hapu Swimming Pool

– Bể bơi bốn mùa Times City

– Bể bơi bốn mùa Tiến Đạt

– Trung tâm dạy học bơi chuyên nghiệp TSwimming

– Công ty TNHH Dịch vụ Golden Fish

– Bể bơi khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc

– Trung tâm dạy bơi MPC

 

► Cách chọn bể tốt như thế nào?

Một bể học bơi tốt cần đáp ứng được các yêu cầu về thiết kế, không gian, chất lượng nước cũng như đội ngũ HLV giảng dạy– Nên chọn bể bơi có độ sâu phù hợp, có riêng khu nước nông cho trẻ em và người mới học bơi – Đảm bảo các lối đi lại xung quanh bể không bị trơn trượt – Nước trong bể bơi phải sạch, trong để có thể quan sát rõ các vật thể dưới nước – Có nhân viên cứu hộ túc trực nghiêm túc, có trang thiết bị y tế cần thiết trong trường hợp xảy ra sự cố – Chọn những bể an ninh được đảm bảo, có bảo vệ, có khu trông giữ đồ và nhà vệ sinh sạch sẽ – Chọn những bể gần nhà sẽ thuận tiện đi lại

Call Now Button